Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Tại sao bệnh mất ngủ chữa mãi không khỏi?

Những sai lầm và hướng điều trị không đúng khiến bệnh mất ngủ trở nên khó chữa 1. Lạm dụng thuốc ngủ trong thời gian dài Khi gặp phải các triệu chứng của mất ngủ như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm, thường tìm đến các loại thuốc ngủ. Khi uống những thuốc này, bệnh nhân cảm thấy dễ ngủ hơn tuy nhiên khi thức dậy cơ thể vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Lạm dụng thuốc ngủ nhiều ngày dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc gây khó khăn trong quá trình trị bệnh. Một khi đã bị lệ thuộc bệnh nhân sẽ rất khó bỏ, thiếu thuốc sẽ thấy nhức đầu, mệt mỏi rã rời và không thể tập trung. Người bệnh cần biết rằng thuốc ngủ chỉ giải quyết vấn đề triệu chứng chứ không trị tận gốc bệnh mất ngủ được. Lựa chọn thuốc ngủ vốn đã là một sai lầm trong điều trị bệnh mất ngủ, là nguyên nhân làm bệnh nặng hơn. Lạm dụng thuốc ngủ làm bệnh trầm trọng hơn 2. Sử dụng thảo dược sai cách Hiện nay có rất nhiều thảo dược đang được nhiều người sử dụng để trị bệnh mất ngủ như: lạc tiên, tâm sen, hoa tam thất,

Kinh nghiệm dùng trứng gà chữa bệnh

, trứng gà tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo trừ phong. Tuy nhiên, tuỳ theo thể trạng và tính chất bệnh lý, những người tỳ vị hư yếu, người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu... có thể gây nên tình trạng tích trệ, cần có sự theo dõi, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa hoặc tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhằm điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp. Để phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tuần hoàn, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương thuốc dùng trứng gà chữa bệnh, mời bạn đọc tham khảo và áp dụng: Trị tăng huyết áp và hội chứng tiền mãn kinh: thịt trai 50g, trứng gà muối 1 quả, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Gạo tẻ nấu thành cháo, cho thịt trai và trứng muối vào, thêm gia vị, chia ăn trong ngày. Công dụng bổ ích can thận, dưỡng tinh huyết, trừ phiền giáng hỏa. Trị thấp khớp cấp, thiểu năng mạch vành, tăng huyết áp: côn bố 20g, ý dĩ 30g, trứng gà 2 quả. Côn bố rửa sạch, thái ngắn đem nấu với ý dĩ thành cháo; trứng tráng chín với dầu thực vật, thái sợi,

Chữa cảm lạnh bằng mật ong

Dưới đây là những bài thuốc đơn giản từ mật ong giúp trị cảm lạnh: Mật ong và quế Mật ong có các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng vi-rút và kháng nấm giúp ngăn ngừa cảm lạnh một cách hiệu quả. Trộn 1/4 thìa bột quế với 1 thìa mật ong. Ăn hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày để trị cảm lạnh Mật ong và hành tây tươi Trộn mật ong và hành tây có thể trị cảm lạnh dễ dàng. Cắt hành thành lát mỏng, đổ mật ong lên, ngâm qua đêm và ăn vào sáng hôm sau. Ăn vài lần trong ngày. Mật ong, chanh và gừng Hỗn hợp mật ong, chanh và gừng có thể loại trừ các triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng. Trộn mật ong và nước chanh với lượng bằng nhau. Thêm một chút bột gừng và uống hỗn hợp này vài lần trong ngày. Mật ong và trà quế Cho 2 thìa mật ong vào trà quế trộn đều và uống để làm dịu các triệu chứng cảm lạnh. Hỗn hợp này ngăn ngừa ho và giúp giảm cảm lạnh. Mật ong và trà chanh Uống trà chanh pha với mật ong, tốt nhất là vào sáng sớm cũng giúp giảm cảm lạnh và các triệu chứng liên quan. BS Cẩm Tú/Univadis (theo Bo

Bài thuốc trị viêm thanh quản

Trong những ngày trời rét đậm, gió mùa Đông Bắc, người già và trẻ nhỏ hoặc những người hay phải nói nhiều do nghề nghiệp thường dễ mắc viêm thanh quản. Thông thường viêm thanh quản xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (mũi - xoang, họng). Cũng có khi bệnh xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do khả năng đề kháng yếu kém, cảm nhiễm phong hàn từ đó sinh bệnh. Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa trị tùy thể bệnh. Viêm thanh quản do phong hàn Người bệnh ho nhiều, mắc đờm, đau hầu họng, tiếng nói thay đổi âm sắc, tịt mũi khó thở. Dùng 1 trong các bài sau: Bài 1: hoàng kỳ 12g, cát căn 16g, tía tô 16g, kinh giới 16g, cây ngũ sắc 16g, lá xương sông 16g, tục đoạn 16g, quế lâm 6g, thiên niên kiện 10g, bạch chỉ 10g, cam thảo 12g, xuyên khung 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Bài 2: cát cánh 16g, huyền sâm 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, ngũ vị 10g, mơ muối 10g, thiên niên kiện 10g, ba kích 12g, kinh giới 16g, ngải diệp 10g, rễ xương xông 16g, cam thảo 12g, s

Điều trị hen phế quản

Hen hàn: Triệu chứng: - Thay đổi thời tiết, lạnh nhiều xuất hiện cơn khó thở ra, kèm có tiếng rên rít. - Ho đờm trong loãng trắng có bọt. - Ngực đầy tức như bị nghẹt, khi cố dùng sức để thở thì có tiếng kêu phát ra. - Người lạnh, sợ lạnh, sắc mặt xanh tái, thích uống nước nóng. - Rêu lưỡi trắng mỏng, ướt trơn. - Mạch phù (nếu do hàn tà gây nên; mạch trầm khẩn nếu cả trong ngoài đều có hàn). Pháp trị: ôn phế tán hàn, trừ đờm, định suyễn. Phương dược: Tô tử giáng khí thang: tô tử, sinh khương, nhục quế, chích thảo, bán hạ, trần bì, hậu phác, tiền hồ, đương quy. Ý nghĩa: tô tử để giáng khí hóa đàm bình suyễn chỉ ho; bán hạ, hậu phác, trần bì để khử đàm chỉ ho bình suyễn; nhục quế để ôn thận khu lý hàn, nạp khí bình suyễn; đương quy để dưỡng huyết bổ can kết hợp với quế để bổ hư ở hạ tiêu do thận không nạp khí; sinh khương để tán hàn tuyên phế; chích thảo hòa trung điều hòa các vị thuốc. Phương huyệt: cứu tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Thiên đột, Phong long, Địn

Thìa là

Còn gọi là rau thì là; tên khoa học Anathum graveolens, họ Hoa tán Apiaceae. Cây trồng bằng hạt, lấy thân, lá làm gia vị. Cây cỏ, thân cao 60-80cm. Lá mọc so le, có bẹ xẻ thùy lông chim 3 lần. Cụm hoa tán kép gồm 5-15 tán nhỏ hoa vàng, mọc ở ngọn cành và kẽ lá. Quả và lá có tinh dầu kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị, thông kinh lợi tiểu lợi sữa. Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta, chủ yếu để lấy lá ăn nấu với cá. Làm thuốc thì dùng quả. Trong công nghiệp hương liệu quả thìa là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi để làm thơm chè. Quả thìa là được dùng chữa các bệnh sau: - Khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa, nấc: Dùng 10g hạt sắc uống. - Huyết áo cao, xơ vữa động mạch dẫn tới nhức đầu khó ngủ: hạt thìa là 5g giã nhỏ; sắc uống ngày 2 lần; uống liên tục nhiều ngày làm giảm cholesterol trong máu. - Viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận: giã hạt thìa là 5g hãm như trà; uống 5-6 lần trong ngày. - Ít sữa : hạt thìa là 10g sắc uống hàng ngày. - Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm l

Đông y trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em còn gọi là chứng thực tích, tích trệ, Nguyên nhân có thể do ăn uống hay có trùng tích làm ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tỳ vị. Y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa có chứa tinh dầu, axit hữu cơ và nhóm có tác dụng làm mạnh tỳ vị điều trị căn bệnh này. Các bài thuốc thường dùng Trẻ có biểu hiện bụng đầy, đau, ăn kém, tiêu chảy 3 - 4 lần, phân sống, có khi nôn: Ý dĩ 6g, sơn tra 4g, trần bì 2g, mạch nha 6g. Tất cả sao vàng, tán thành bột, hòa nước ấm cho trẻ uống, ngày 2 lần. Nếu trẻ có thêm hiện tượng sốt kèm chứng viêm nhiễm khác như ho, chảy mũi, đi tiêu nhiều lần, phân có bọt, trẻ chán ăn: Đảng sâm, hoắc hương, tía tô, ý dĩ mỗi vị 6g, trần bì, gừng khô mỗi vị 2g. Sắc cho trẻ uống lúc thuốc còn ấm chia nhỏ nhiều lần trong ngày. Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kèm sốt, mất nước, thóp lõm xuống: Cát căn, kim ngân hoa 8g, tô mộc 4g, vàng đắng 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này có vị đắng, khó uống, có thể cho thêm